Hướng dẫn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư CNTT

Để xây dựng dự án CNTT nói chung và số hóa tài liệu nói riêng, bước đầu tiên cần lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Đề xuất chủ trương đầu tư

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Khi nào cần lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công:

1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công

Đối với dự án CNTT, nhóm B, C là các dự án có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ trở lên (Khoản 5 Điều 8 Luật Đầu tư công)

Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Căn cứ pháp lý lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

  • Luật Đầu tư công 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019
  • Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019
  • Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020

Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Theo Điều 31 Luật Đầu tư công, nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gồm:

1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;

2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;

3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;

4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;

6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế – xã hội;

7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);

8. Giải pháp tổ chức thực hiện.

Điều 31 Luật Đầu tư công
image

Đối với dự án CNTT, khi lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, có thể cắt bớt một số mục của khoản này.

Tổng mức đầu tư Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Xác định theo Điều 19 Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019

2. Tổng mức đầu tư bao gồm:

a) Chi phí xây lắp:

– Chi phí mua sắm, lắp đặt mạng, phụ kiện mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng;

– Các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan.

b) Chi phí thiết bị:

– Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi, phần mềm thương mại, phần mềm nội bộ và các thiết bị khác; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị;

– Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu;

– Chi phí lắp đặt thiết bị; cài đặt phần mềm; kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;

– Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có);

– Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).

c) Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá đầu tư dự án;

d) Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật; điều tra, nghiên cứu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tuyển chọn giải pháp; thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư; lập thiết kế chi tiết, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết; lập dự toán; điều chỉnh dự toán; thẩm tra thiết kế chi tiết, dự toán; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu; lập định mức, đơn giá; kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị; đánh giá chất lượng sản phẩm; quy đổi vốn đầu tư; giám sát công tác triển khai; thực hiện các công việc tư vấn khác;

đ) Chi phí khác: phí và lệ phí; bảo hiểm (trừ chi phí bảo hiểm thiết bị quy định tại điểm b khoản này); kiểm thử hoặc vận hành thử; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; lắp đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy trì tên miền; chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin; chi phí thẩm định giá và các chi phí đặc thù khác;

e) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng trượt giá trong thời gian thực hiện dự án, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).

Trường hợp dự án được triển khai trên phạm vi nhiều địa điểm khác nhau hoặc ở nước ngoài, các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được tính thêm chi phí di chuyển thiết bị và lực lượng lao động.

Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nếu chưa có quy định về định mức hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.

Khoản 2 Điều 19 Nghị định 73/2019/NĐ-CP

Cách xác định Tổng mức đầu tư khi lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

4. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tính theo thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó: Chi phí xây lắp được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá vật tư, thiết bị, dịch vụ phù hợp trên thị trường; Chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác liên quan (nếu có); Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp; Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị; Chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng công nghệ mới, việc xác định các chi phí thuộc tổng mức đầu tư được phép căn cứ theo báo giá thị trường (nếu có).

b) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư cho phù hợp;

c) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính trên tổng các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian triển khai đầu tư của dự án có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Khoản 4, 5 Điều 19 Nghị định 73/2019/NĐ-CP

Đối với dự án CNTT hoặc số hóa tài liệu, tổng mức đầu tư khi lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có thể căn cứ theo các phương pháp tại Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.